CHI PHÍ CHỮA BỆNH HIỂM NGHÈO

CHI PHÍ CHỮA BỆNH HIỂM NGHÈO

Chi phí chữa bệnh hiểm nghèo có được tính để giảm trừ gia cảnh?

Người có thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân đang điều trị bệnh hiểm nghèo, bệnh mạn tính có được xem xét miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân theo mức quy định không?

Nhằm trả lời vấn đề trên, chúng ta cần xem xét các quy định sau:

Căn cứ Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 ngày 2/6/2020 của Chính phủ (có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2020 và được áp dụng từ kỳ tính thuế năm 2020) về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân (TNCN) như sau:

Điều 1. Mức giảm trừ gia cảnh

Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại Khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế TNCN số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:

  1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
  2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng”.

Căn cứ Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN như sau:

“Điều 4. Giảm thuế

Theo quy định tại Điều 5 Luật Thuế TNCN, Điều 5 Nghị định số 65/2013/NĐ-CP, người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo ảnh hưởng đến khả năng nộp thuế thì được xét giảm thuế tương ứng với mức độ thiệt hại nhưng không vượt quá số thuế phải nộp. Cụ thể như sau:

  1. Xác định số thuế được giảm
  2. a) Việc xét giảm thuế được thực hiện theo năm tính thuế. Người nộp thuế gặp khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo trong năm tính thuế nào thì được xét giảm số thuế phải nộp của năm tính thuế đó.
  3. b) Số thuế phải nộp làm căn cứ xét giảm thuế là tổng số thuế TNCN mà người nộp thuế phải nộp trong năm tính thuế, bao gồm: 

… b.2) Thuế TNCN phải nộp đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công.

  1. c) Căn cứ để xác định mức độ thiệt hại được giảm thuế là tổng chi phí thực tế để khắc phục thiệt hại trừ (-) đi các khoản bồi thường nhận được từ tổ chức bảo hiểm (nếu có) hoặc từ tổ chức, cá nhân gây ra tai nạn (nếu có).
  2. d) Số thuế giảm được xác định như sau:

d.1) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế lớn hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng mức độ thiệt hại.

d.2) Trường hợp số thuế phải nộp trong năm tính thuế nhỏ hơn mức độ thiệt hại thì số thuế giảm bằng số thuế phải nộp”.

“Điều 7. Căn cứ tính thuế đối với thu nhập chịu thuế từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công

Căn cứ tính thuế đối với thu nhập từ kinh doanh và thu nhập từ tiền lương, tiền công là thu nhập tính thuế và thuế suất, cụ thể như sau:

  1. Thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế theo hướng dẫn tại Điều 8 Thông tư này trừ (-) các khoản giảm trừ sau:
  2. a) Các khoản giảm trừ gia cảnh theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 9 Thông tư này.
  3. b) Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện theo hướng dẫn tại Khoản 2 Điều 9 Thông tư này.
  4. c) Các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học theo hướng dẫn tại Khoản 3 Điều 9 Thông tư này.
  5. Thuế suất

Thuế suất thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ kinh doanh, từ tiền lương, tiền công được áp dụng theo Biểu thuế lũy tiến từng phần quy định tại Điều 22 Luật Thuế thu nhập cá nhân, cụ thể như sau:

Bậc thuế Phần thu nhập tính thuế/năm

(triệu đồng)

Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) Thuế suất (%)
1 Đến 60 Đến 5 5
2 Trên 60 đến 120 Trên 5 đến 10 10
3 Trên 120 đến 216 Trên 10 đến 18 15
4 Trên 216 đến 384 Trên 18 đến 32 20
5 Trên 384 đến 624 Trên 32 đến 52 25
6 Trên 624 đến 960 Trên 52 đến 80 30
7 Trên 960 Trên 80 35

 

Căn cứ Điểm a.5 Khoản 3 Điều 21 Thông tư số 92/2015/TT-BTC ngày 15/6/2015 của Bộ Tài chính (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 30/7/2015 và áp dụng cho kỳ tính thuế TNCN từ năm 2015 trở đi) hướng dẫn:

“Điều 21. Sửa đổi, bổ sung Điều 16 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/7/2013 của Chính phủ (sau đây gọi là Thông tư số 156/2013/TT-BTC) như sau:

  1. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 16

…a.5… – Cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công đồng thời thuộc diện xét giảm thuế do thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, bệnh hiểm nghèo thì không ủy quyền quyết toán thuế mà cá nhân tự khai quyết toán thuế kèm theo hồ sơ xét giảm thuế theo hướng dẫn tại Khoản 1 Điều 46 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính…”.

Như vậy, kể từ kỳ tính thuế năm 2020, cá nhân mắc bệnh hiểm nghèo, và có chi phi điều trị ảnh hưởng đến thu nhập từ tiền lương, tiền công có thể được xem xét miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân. Cá nhân có thu nhập thuộc diện xét miễn giảm thuế thu nhập cá nhân phải tự khai quyết toán thuế tại cơ quan thuế.

Trên đây là các thông tin KNA truyền tải đến Quý khách hàng, để biết thêm chi tiết Quý khách vui lòng liên hệ KNA để được hướng dẫn cụ thể hơn.

よろしくお願いします。

当社が関連する問題を支援できることを知るためにさらに情報が必要な場合は、次のアドレスに直接お問い合わせください。 0903025736 – 0988 026 027 または、以下のフォームに記入してください。

トップにスクロールします