BÌNH ỔN GIÁ LÀ GÌ? TRƯỜNG HỢP THỰC HÌNH VỀ BÌNH ỔN GIÁ

BÌNH ỔN GIÁ LÀ GÌ? TRƯỜNG HỢP THỰC HÌNH VỀ BÌNH ỔN GIÁ

[Bình ổn giá là gì? Trường hợp thực hiện về bình ổn giá]

Bình ổn giá là gì? Những trường hợp nào được thực hiện bình ổn giá?

  1. Bình ổn giá là gì?

Khoản 10 Điều 4 Luật giá 2012 quy định: Bình ổn giá là việc Nhà nước áp dụng biện pháp thích hợp về điều hòa cung cầu, tài chính, tiền tệ và biện pháp kinh tế, hành chính cần thiết khác để tác động vào sự hình thành và vận động của giá, không để giá hàng hóa, dịch vụ tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý.

  1. Hàng hóa dịch vụ thực hiện bình ổn giá

Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá là hàng hóa, dịch vụ thiết yếu cho sản xuất, đời sống. Theo đó, khoản 2 Điều 15 Luật giá 2012 được hướng dẫn bởi Điều 3 Nghị định 177/2013/NĐ-CP quy định Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá, bao gồm:

  • Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế bao gồm: xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu điêzen, dầu mazut;
  • Điện bán lẻ;
  • Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG);
  • Phân đạm urê; phân NPK;
  • Thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ;
  • Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;
  • Muối ăn;
  • Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
  • Đường ăn, bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;
  • Thóc, gạo tẻ thường;
  • Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
  1. Trường hợp thực hiện bình ổn giá

Bình ổn giá được thực hiện trong các trường hợp quy định tại Điều 16 Luật giá 2012 được hướng dẫn bởi Điều 4 Nghị định 177/2013/NĐ-CP như sau:

  • Khi giá thị trường của hàng hóa, dịch vụ quy định tại Điều 3 Nghị định này có biến động bất thường xảy ra trong các trường hợp sau:
  • Giá mua hoặc giá bán trên thị trường tăng quá cao hoặc giảm quá thấp bất hợp lý so với mức tăng hoặc giảm giá do tác động của các yếu tố hình thành giá được tính theo các chế độ chính sách, định mức kinh tế – kỹ thuật hoặc phương pháp tính giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành;
  • Giá mua hoặc giá bán trên thị trường tăng hoặc giảm bất hợp lý trong các trường hợp xảy ra thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh, địch họa, khủng hoảng kinh tế – tài chính, mất cân đối cung – cầu tạm thời;
  • Khi mặt bằng giá biến động làm ảnh hưởng đến ổn định kinh tế xã hội, gây tác động xấu đến sản xuất và đời sống nhân dân.

Trên đây là quy định pháp luật về bình ổn giá và các trường hợp thực hiện bình ổn giá. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp liên quan đến nội dung này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ KNALaw để được tư vấn.

 

当社が関連する問題を支援できることを知るためにさらに情報が必要な場合は、次のアドレスに直接お問い合わせください。 0903025736 – 0988 026 027 または、以下のフォームに記入してください。

トップにスクロールします