HƯỚNG DẪN CƠ BẢN QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ TAI NẠN LAO ĐỘNG NHẸ

HƯỚNG DẪN CƠ BẢN QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT VỤ TAI NẠN LAO ĐỘNG NHẸ

Hướng dẫn cơ bản quy trình giải quyết vụ tai nạn lao động nhẹ

Khi có tai nạn xảy ra người biết sự việc phải có trách nhiệm báo cho người phụ trách trực tiếp, người sử dụng lao động biết (doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn lao động). Nếu tai nạn chết người, hoặc bị nặng từ 02 người trở lên thì cơ sở có người bị nạn phải báo ngay với cơ quan Công an, Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội nơi xảy ra tai nạn lao động để Đoàn Điều tra tai nạn lao động tỉnh tiến hành điều tra theo thẩm quyền quy định.

Trường hợp một người bị tai nạn lao động nhẹ hoặc nặng thì người sử dụng lao động có trách nhiệm:

– Thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.

– Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở điều tra theo quy trình, thủ tục theo quy định;

– Thời hạn điều tra vụ tai nạn lao động: Không quá 4 hoặc 7 ngày đối với TNLĐ nhẹ hoặc nặng.

– Trong thời hạn 03 ngày sau khi công bố phải gửi Biên bản ĐTTNLĐ và Biên bản công bố biên bản ĐTTNLĐ đến:

+ Thanh tra Sở Lao động –Thương binh và Xã hội 01 bộ;

+ NLĐ 01 bộ;

+ Công đoàn 01 bộ;

+ NSDLĐ 02 bộ (01 bộ gửi Hội đồng Giám định Y khoa-pháp y sau khi NLĐ ra viện để giám định tỷ lệ thương tật, và 01 bộ lưu).

– NLĐ ra viện thì sao hồ sơ (Giấy ra viện, bệnh án, giấy chứng nhận tổn thương).

– NSDLĐ giới thiệu NLĐ đến Hội đồng giám định y khoa của tỉnh để giám định sức khỏe ; kèm theo hồ sơ: (Biên bản điều tra tai nạn lao động, Biên bản cuộc họp công bố Biên bản điều tra tai nạn lao động, Bệnh án, giấy chứng nhận tổn thương, CMTND photo của NLĐ).

– Sau khi có kết quả giám định thương tật NSDLĐ lập hồ sơ gửi Bảo hiểm xã hội để giải quyết chế độ gồm:

  1. Sổ bảo hiểm xã hội.
  2. Giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi đã điều trị TNLĐ đối với trường hợp nội trú,
  3. Biên bản giám định mức suy giảm khả năng lao động của Hội đồng Giám định y khoa.
  4. Văn bản đề nghị giải quyết chế độ tai nạn lao động của người sử dụng lao động.

Trường hợp tai nạn giao thông liên quan đến lao động thì có thêm hồ sơ vụ tai nạn giao thông, cụ thể các giấy tờ sau:

– Biên bản khám nghiệm hiện trường, sơ đồ hiện trường vụ tai nạn giao thông (bản sao).

– Biên bản tai nạn giao thông của cơ quan công an hoặc cơ quan điều tra hình sự quân đội (bản sao).

Nếu không có hồ sơ vụ tai nạn giao thông của cơ quan Công an thì phải có văn bản xác nhận bị tai nạn của cơ quan Công an xã, phường, thị trấn hoặc chính quyền địa phương nơi xảy ra tai nạn theo đề nghị của NSDLĐ hoặc thân nhân của NLĐ.

Trên đây là hướng dẫn cơ bản cho Quý doanh nghiệp khi xảy ra tai nạn lao động, quy trình cụ thể Quý doanh nghiệp cần căn cứ vào tình hình thực tế xảy ra, để biết thêm chi tiết Quý khách vui lòng liên hệ KNA để được hướng dẫn cụ thể hơn.

친애하는.

 

당사가 관련 문제에 대해 도움을 드릴 수 있다는 것을 알기 위해 추가 정보가 필요한 경우 다음 주소로 직접 문의하십시오. 0903025736 – 0988 026 027 또는 아래 양식을 작성하십시오.

맨위로 스크롤