CẤM ĐẢM NHIỆM CHỨC VỤ SAU KHI DOANH NGHIỆP TUYÊN BỐ PHÁ SẢN

CẤM ĐẢM NHIỆM CHỨC VỤ SAU KHI DOANH NGHIỆP TUYÊN BỐ PHÁ SẢN

[Cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản]

Khi một doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản, người quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp sẽ bị cấm hoặc hạn chế đảm nhiệm chức vụ trong nhiều trường hợp. Vậy, những trường hợp nào bị cấm đảm nhiệm chức vụ khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản?

  1. Điều kiện phá sản của doanh nghiệp

Khoản 2 Điều 4 Luật Phá sản 2014 quy định về việc phá sản của doanh nghiệp như sau: Phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.

Như vậy, một doanh nghiệp được coi là phá sản khi thỏa mãn đồng thời hai điều kiện.

  • Thứ nhất, doanh nghiệp đã mất khả năng thanh toán
  • Thứ hai, doanh nghiệp bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố phá sản.
  1. Cấm đảm nhiệm chức vụ khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản

Điều 130 Luật Phá sản 2014 quy định những trường hợp cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản bao gồm:

  • Người giữ chức vụ Chủ tịch, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Hội đồng quản trị của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ đó ở bất kỳ doanh nghiệp nhà nước nào kể từ ngày doanh nghiệp 100% vốn nhà nước bị tuyên bố phá sản.
  • Người đại diện phần vốn góp của Nhà nước ở doanh nghiệp có vốn nhà nước mà doanh nghiệp đó bị tuyên bố phá sản không được đảm đương các chức vụ quản lý ở bất kỳ doanh nghiệp nào có vốn của Nhà nước.
  • Người giữ chức vụ quản lý của doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản mà cố ý vi phạm các quy định sau đây thì Thẩm phán xem xét, quyết định về việc không được quyền thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, làm người quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong thời hạn 03 năm kể từ ngày Tòa án nhân dân có quyết định tuyên bố phá sản:
  • Không thực hiện yêu cầu của Thẩm phán, Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản và cơ quan thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật về phá sản;
  • Không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán;
  • Cất giấu, tẩu tán, tặng cho tài sản sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản…
  • Thanh toán khoản nợ không có bảo đảm, trừ khoản nợ không có bảo đảm phát sinh sau khi mở thủ tục phá sản và trả lương cho người lao động trong doanh nghiệp, hợp tác xã.
  • Từ bỏ quyền đòi nợ;
  • Chuyển khoản nợ không có bảo đảm thành nợ có bảo đảm hoặc có bảo đảm một phần bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

Các trường hợp trên không áp dụng đối với người quản lý, người đứng đầu doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản với lý do bất khả kháng.

Trên đây là một số thông tin về việc cấm đảm nhiệm chức vụ sau khi doanh nghiệp tuyên bố phá sản. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp liên quan đến nội dung này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ KNALaw để được tư vấn.

 

 

如果您需要更多信息了解我们公司可以协助您解决相关问题,请直接联系: 0903025736 – 0988 026 027 或填写下面的表格。

滚动到顶部