THẾ NÀO LÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐIỆN TỬ

THẾ NÀO LÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG ĐIỆN TỬ

Từ ngày 01/01/2021, quy định pháp luật lao động hiện nay đã cho phép người lao động và người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động bằng hình thức điện tử bên cạnh các hình thức thường dùng trước đây là bằng văn bản hoặc lời nói. Tuy nhiên cần hiểu chính xác thế nào là hợp đồng lao động điện tử hợp pháp?
1. Hợp đồng lao động điện tử là gì?
Theo khoản 1 Điều 13 Bộ luật Lao động (BLLĐ) 2019 quy định:
“Hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, tiền lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.
Trường hợp hai bên thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên thì được coi là hợp đồng lao động.”
Bên cạnh đó, Điều 33 Luật Giao dịch điện tử 2005 quy định:
“Hợp đồng điện tử là hợp đồng được thiết lập dưới dạng thông điệp dữ liệu theo quy định.”
Theo đó, thông điệp dữ liệu chính là thông tin được tạo ra, được gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử. Phương tiện điện tử là phương tiện hoạt động dựa trên công nghệ điện, điện tử, kỹ thuật số, từ tính, truyền dẫn không dây, quang học, điện từ hoặc công nghệ tương tự.
Như vậy, hợp đồng lao động điện tử là thỏa thuận giữa người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) về việc làm có trả công, trong đó quy định điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động và được tạo ra, gửi đi, được nhận và được lưu trữ bằng phương tiện điện tử.
2. Giá trị pháp lý của hợp đồng lao động điện tử
Căn cứ 1 Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hình thức hợp đồng lao động như sau:
“1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.
Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.”
NSDLĐ và NLĐ được giao kết hợp đồng lao động điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu. Theo đó, hợp đồng điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.
3. Điều kiện của hợp đồng lao động điện tử hợp pháp
Hợp đồng lao động điện tử phải đáp ứng đầy đủ điều kiện của văn bản điện tử và chữ ký số sử dụng theo Luật giao dịch điện tử 2015, cụ thể:
Theo Điều 13 Luật Giao dịch điện tư 2005 quy định thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc khi đáp ứng được các điều kiện sau đây:
– Nội dung của thông điệp dữ liệu được bảo đảm toàn vẹn kể từ khi được khởi tạo lần đầu tiên dưới dạng một thông điệp dữ liệu hoàn chỉnh.
Nội dung của thông điệp dữ liệu được xem là toàn vẹn khi nội dung đó chưa bị thay đổi, trừ những thay đổi về hình thức phát sinh trong quá trình gửi, lưu trữ hoặc hiển thị thông điệp dữ liệu;
– Nội dung của thông điệp dữ liệu có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh khi cần thiết.
Theo đó, chữ ký số có vai trò rất quan trọng trong việc giao kết hợp đồng lao động điện tử. Người sử dụng lao động khi dùng chữ ký số để giao kết hợp đồng với người lao động cần lưu ý về giá trị pháp lý của chữ ký số, có các biện pháp để tránh việc sử dụng không hợp pháp dữ liệu tạo chữ ký điện tử của mình.

Nếu bạn cần thêm thông tin để biết công ty chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về những vấn đề liên quan, xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến số: 0903025736 – 0988 026 027 hoặc điền vào form dưới đây.

Scroll to Top