CÁC LOẠI CỔ PHẦN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN (PHẦN 4)
Công ty cổ phần là doanh nghiệp có vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Vậy cổ phần bao gồm những loại nào và đặc điểm của các loại cổ phần ra sao? KNALaw sẽ phân tích trong loạt bài viết về các loại cổ phần của Công ty cổ phần.
Tiếp nối loạt bài viết về các loại cổ phần trong Công ty cổ phần, KNALaw sẽ đề cập đến loại cổ phần không bắt buộc phải có trong công ty cổ phần, nhưng sẽ mang lại nhiều lợi thế cho cổ đông sở hữu chúng, đó là Cổ phần ưu đãi.
4. CỔ PHẦN ƯU ĐÃI HOÀN LẠI
a. Khái niệm:
Theo khoản 1 Điều 118 Luật Doanh nghiệp, Cổ phần ưu đãi hoàn lại là cổ phần được công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu của người sở hữu hoặc theo các điều kiện được ghi tại cổ phiếu của cổ phần ưu đãi hoàn lại và Điều lệ công ty.
b. Đặc điểm:
Theo Điều 114 Luật Doanh nghiệp 2020 và Điều 11 Nghị định 47/2021/NĐ-CP thì cổ phần ưu đãi biểu quyết có những đặc điểm sau đây:
- Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông theo nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.
- Người sở hữu cổ phần ưu đãi nói chung và cổ phần ưu đãi hoàn lại nói riêng đều gọi là cổ đông
- Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.
c. Quyền lợi của cổ đông ưu đãi biểu quyết:
Theo khoản 2 và 3 Điều 118 Luật Doanh nghiệp 2020, Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại có quyền như cổ đông phổ thông khác như cổ đông phổ thông được quy định tại Điều 115 và 120 Luật Doanh nghiệp 2020 (hoặc Quý khách hàng có thể theo dõi phần 1 của loạt bài viết này), trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 118 Luật Doanh nghiệp rằng: Cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại không có quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông, đề cử người vào Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát. Tuy nhiên, cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi hoàn lại vẫn được quyền biểu quyết, dự họp Đại hội đồng cổ đông liên quan đến nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông có nội dung về Cổ phần ưu đãi có thể chuyển đổi thành cổ phần phổ thông (khoản 5 Điều 114 LDN 2020) và về nội dung làm thay đổi bất lợi quyền và nghĩa vụ của cổ đông sở hữu cổ phần ưu đãi chỉ được thông qua nếu được số cổ đông ưu đãi cùng loại dự họp sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành hoặc được các cổ đông ưu đãi cùng loại sở hữu từ 75% tổng số cổ phần ưu đãi loại đó trở lên tán thành trong trường hợp thông qua nghị quyết dưới hình thức lấy ý kiến bằng văn bản (khoản 6 Điều 148 LDN 2020).