[Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ]
Có được góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ không? Pháp định quy định như thế nào về việc góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ vào doanh nghiệp?
- Quy định pháp luật về góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
Khoản 18 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định: Góp vốn là việc góp tài sản để tạo thành vốn điều lệ của công ty, bao gồm góp vốn để thành lập công ty hoặc góp thêm vốn điều lệ của công ty đã được thành lập.
Khoản 2 Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ 2009 quy định: Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Điều 34 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định: Chỉ cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng hợp pháp đối với quyền sở hữu trí tuệ mới có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn theo quy định của pháp luật.
Như vậy, các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp của quyền sở hữu trí tuệ hoàn toàn có quyền sử dụng tài sản đó để góp vốn. Góp vốn ở đây được hiểu là góp giá trị của quyền sở hữu trí tuệ được thực hiện thông qua việc chuyển chủ sở hữu đứng tên trên văn bằng bảo hộ và ghi nhận quyền sở hữu này trong danh sách tài sản góp vốn của doanh nghiệp.
- Điều kiện góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ
Tài sản là quyền sở hữu trí tuệ khi góp vốn phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Tài sản là quyền sở hữu trí tuệ đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và đã được cấp văn bằng bảo hộ.
- Chỉ chủ sở hữu (người đứng tên chủ sở hữu trên văn bằng bảo hộ) tài sản sở hữu trí tuệ đó mới có quyền sử dụng các tài sản đó để góp vốn vào doanh nghiệp.
- Tài sản là quyền sở hữu trí tuệ phải được các thành viên, các cổ đông sáng lập hoặc tổ chức thẩm định giá chuyên nghiệp định giá và được thể hiện thành đồng Việt Nam trước khi tiến hành góp vốn.
Trên đây là những thông tin liên quan đến việc Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp liên quan đến nội dung này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ KNALaw để được tư vấn.