Sáp nhập doanh nghiệp được hiểu là việc một hoặc một số công ty sáp nhập (công ty bị sáp nhập) vào một công ty khác (công ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của công ty bị sáp nhập.
Cần lưu ý rằng, các doanh nghiệp tham gia sáp nhập phải thông báo về việc tập trung kinh tế đến Ủy ban Cạnh tranh quốc gia để được xem xét sáp nhập nếu thuộc các ngưỡng sau:
- Giá trị giao dịch từ 1.000 tỉ đồng trở lên
- Tổng tài sản trên thị trường của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên tham gia tập trung kinh tế từ 3.000 tỉ đồng trở lên,
- Tổng doanh thu bán ra hoặc doanh số mua vào trên thị trường Việt Nam của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp liên kết mà doanh nghiệp đó là thành viên tham gia tập trung kinh tế từ 3.000 tỉ đồng trở lên
- Thị phần kết hợp của các doanh nghiệp tham gia tập trung kinh tế từ 20% thị phần thị trường.
Việc thông báo này cho cơ quan quản lý cạnh tranh nhằm hạn chế việc cạnh tranh không lành mạnh gây hậu quả xấu đến nền kinh tế. Pháp luật hiện nay cấm các trường hợp sáp nhập đối với các công ty nhận sáp nhập có thị phần trên 50% trên thị trường liên quan, trừ trường hợp công ty tham gia sáp nhập đang trong nguy cơ bị giải thể hoặc lâm vào tình trạng phá sản, việc sáp nhập có tác dụng mở rộng xuất khẩu hoặc góp phần phát triển kinh tế, xã hội, tiến bộ kỹ thuật, công nghệ,…
Trên đây là các thông tin KNA cung cấp cho Quý khách hàng, để biết thêm chi tiết Quý khách vui lòng liên hệ KNA để được hướng dẫn cụ thể hơn.
Trân trọng.