Phương án sử dụng lao động có ý nghĩa rất quan trọng không chỉ với doanh nghiệp mà còn với người lao động
- Nội dung của phương án sử dụng lao động
Khoản 1 Điều 44 Bộ luật Lao động 2019 quy định mỗi phương án sử dụng lao động phải đảm bảo có đủ các nội dung:
– Danh sách và số lượng người lao động tiếp tục được sử dụng;
– Danh sách và số lượng người lao động đưa đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
– Danh sách và số lượng người lao động nghỉ hưu;
– Danh sách và số lượng người lao động được chuyển sang làm việc không trọn thời gian;
– Danh sách và số lượng người lao động phải chấm dứt hợp đồng lao động;
– Biện pháp và nguồn tài chính bảo đảm thực hiện phương án.
– Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động và người lao động.
- Trình tự xây dựng phương án sử dụng lao động
Khoản 2 Điều 44 Bộ luật Lao động 2019 quy định việc xây dựng phương án sử dụng lao động phải có sự tham gia của tổ chức công đoàn.
Các doanh nghiệp có thể tham khảo Quy trình sử dụng phương án sử dụng lao động dưới đây theo hướng dẫn của Bộ LĐ-TB&XH tại Thông tư 07/2018/TT-BLĐTBXH:
Bước 1: Rà soát, lập danh sách người lao động:
– Đang làm việc theo hợp đồng lao động;
– Đang ngừng việc;
– Đang nghỉ việc hưởng chế độ BHXH, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
– Đang nghỉ không hưởng lương có sự đồng ý của người sử dụng lao động;
– Đang tạm hoãn hợp đồng lao động;
– Đối tượng khác.
Bước 2: Phân loại lao động
– Tiếp tục sử dụng;
– Đào tạo lại để sử dụng;
– Nghỉ hưu;
– Làm việc không trọn thời gian;
– Chấm dứt hợp đồng lao động;
– Tạm hoãn hợp đồng lao động.
Bước 3: Trên cơ sở danh sách người lao động đã phân loại, căn cứ quy định của pháp luật về lao động, dự kiến biện pháp và tính toán chế độ, tổng hợp nguồn kinh phí thực hiện phương án, bao gồm:
– Nguồn kinh phí để đưa người lao động đi đào tạo lại để tiếp tục sử dụng;
– Nguồn kinh phí chi trả trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm cho người lao động phải chấm dứt hợp đồng; trợ cấp cho người lao động tạm hoãn hợp đồng.
Bước 4: Thực hiện công khai, minh bạch phương án sử dụng lao động, tổ chức lấy ý kiến của Ban chấp hành Công đoàn cơ sở.
Ngoài ra, dù không bắt buộc nhưng cũng nên tham khảo ý kiến của người lao động trong doanh nghiệp trước khi quyết định, tránh mâu thuẫn, tranh chấp.
Bước 5: Chốt danh sách, tổng hợp, hoàn thiện phương án, thông báo trước 30 ngày cho UBND cấp tỉnh trước khi thực hiện.
Trên đây là một số nội dung liên quan đến phương án sử dụng lao động. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp liên quan đến phương án sử dụng lao động, Quý khách hàng vui lòng liên hệ KNALaw để được tư vấn.