QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN

Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để quyết định, thực hiện quyền và nghĩa vụ của công ty, trừ các quyền và nghĩa vụ thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

Căn cứ theo khoản 2 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, Hội đồng quản trị của Công ty cổ phần có 3 nhóm quyền sau:

Nhóm quyền về tài chính:

– Quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.

– Kiến nghị loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại.

– Quyết định bán cổ phần mới trong phạm vi số cổ phần được quyền chào bán của từng loại, quyết định huy động thêm vốn theo hình thức khác.

– Quyết định giá bán cổ phần và trái phiếu của công ty, quyết định mua lại cổ phần theo quy định.

– Trình báo cáo quyết toán tài chính hàng năm lên Đại hội đồng cổ đông.

– Kiến nghị mức cổ tức được trả, quyết định về thời hạn và thủ tục trả cổ tức hoặc xử lý lỗ phát sinh trong quá trình kinh doanh.

Nhóm quyền về quản trị nội bộ:

– Bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch HĐQT. Bổ nhiệm, miễn nhiệm, ký hợp đồng, chấm dứt hợp đồng đối với giám đốc, tổng giám đốc và người quản lý quan trọng khác do điều luật công ty quy định. Quyết định tiền lương và những quyền lợi khác của những người quản lý đó. Cử người đại diện theo ủy quyền tham gia HĐTV hoặc ĐHĐCĐ ở công ty khác, quyết định mức thù lao và quyền lợi của những người đó.

– Giám sát, chỉ đạo giám đốc, tổng giám đốc và những người quản lý quan trọng trong điều hành quản lý công việc hằng ngày của công ty.

– Quyết định cơ cấu tổ chức, quy chế quản lý nội bộ của công ty. Quyết định thành lập công ty con, văn phòng đại diện và việc góp vốn hay mua cổ phần của công ty khác.

– Duyệt chương trình, nội dung tài liệu họp ĐHĐCĐ, triệu tập họp ĐHĐCĐ hoặc lấy ý kiến để ĐHĐCĐ thong qua quyết định.

Nhóm quyền liên quan đến hoạt động kinh doanh:

– Quyết định giải pháp phát triển thị trường, tiếp thị và công nghệ.

– Thông qua hợp đồng mua, bán, vay, cho vay hoặc hợp đồng khác có giá trị bằng hoặc lớn hơn 35% tổng giá trị tài sản của công ty được ghi ttrong báo cáo tài chính gần nhất của công ty.

– Quyết định thành lập công ty con, văn phòng đại diện và việc góp vốn hay mua cổ phần của công ty khác.

Đi kèm với quyền là nghĩa vụ. Theo khoản 4 Điều 153 Luật Doanh nghiệp 2020, Trường hợp nghị quyết, quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì các thành viên tán thành thông qua nghị quyết, quyết định đỏ phải cùng liên đới chịu trách nhiệm cá nhân về nghị quyết, quyết định đó và phải đền bù thiệt hại cho công ty; thành viên phản đối thông qua nghị quyết, quyết định nói trên được miễn trừ trách nhiệm. Trường hợp này, cổ đông của công ty có quyền yêu cầu Tòa án đinh chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định nói trên.

Điều luật nêu trên đã sửa đổi quy định trong trường hợp nghị quyết, quyết định do Hội đồng quản trị thông qua trái với quy định của pháp luật, nghị quyết Đại hội đồng cổ đông, Điều lệ công ty gây thiệt hại cho công ty thì “có đông của công ty có quyền yêu cầu Tòa án đình chỉ thực hiện hoặc hủy bỏ nghị quyết, quyết định nói trên”.

Trên đây là các thông tin pháp lý về quyền và nghĩa vụ của Hội đồng quản trị trong công ty cổ phần. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp liên quan đến nội dung này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ KNALaw để được tư vấn.

Nếu bạn cần thêm thông tin để biết công ty chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về những vấn đề liên quan, xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến số: 0903025736 – 0988 026 027 hoặc điền vào form dưới đây.

Scroll to Top