KHI KHỞI NGHIỆP KINH DOANH THÌ NÊN LỰA CHỌN HÌNH THỨC HỘ KINH DOANH HAY DOANH NGHIỆP?

KHI KHỞI NGHIỆP KINH DOANH THÌ NÊN LỰA CHỌN HÌNH THỨC HỘ KINH DOANH HAY DOANH NGHIỆP?

Về cơ bản, Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. Và Doanh nghiệp hay Công ty TNHH/Cổ phần là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Mỗi loại hình đều có những ưu nhược điểm riêng, do đó việc lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp là một vấn đề cần được quan tâm ngay từ đầu. Dưới đây là môt số so sánh ưu/nhược điểm của loại hình kinh doanh trên:

Hộ kinh doanh Doanh nghiệp

(Công ty TNHH, Công ty Cổ phần)

Ưu điểm +   Phù hợp với những cá nhân hoặc nhóm cá nhân muốn khởi nghiệp, kinh doanh với quy mô nhỏ lẻ, không yêu cầu về cơ cấu tổ chức quản trị rõ ràng, không có kế hoạch mở rộng quy mô trong tương lai

+   Chế độ kế toán gọn nhẹ, dễ khai báo, có thể đăng ký phương pháp thuế khoán – chỉ phải kê khai và nộp thuế một lần hàng năm.

+   Trình tự thủ tục thành lập không quá phức tạp

+   Có tư cách pháp nhân để tách biệt tài sản của Công ty và tài sản của nhà đầu tư (nhà đầu tư không phải trả nợ thay Công ty khi Công ty thua lỗ)

+   Việc sản xuất kinh doanh bài bản, quy củ. Có cơ cấu tổ chức và hoạt động cụ thể.

+   Không giới hạn số lượng lao động được quyền sử dụng trực tiếp (thông qua Hợp đồng lao động)

+   Không giới hạn quy mô, vốn và địa điểm kinh doanh (được thành lập các đơn vị phụ thuộc)

Nhược điểm +   Không có tư cách pháp nhân, nhà đầu tư phải dùng tài sản của mình để trả nợ nếu Hộ kinh doanh thua lỗ.

+   Tính chất hoạt động manh mún, nhỏ lẻ.

+   Không có quy định của pháp luật điều chỉnh chặt chẽ, cụ thể về cơ cấu tổ chức, hoạt động, về quyền và nghĩa của các nhà đầu tư.

+   Chỉ được sử dụng dưới 10 lao động trực tiếp.

+   Chỉ được đăng ký kinh doanh tại 1 địa điểm, không thể mở thêm chi nhánh, địa điểm kinh doanh tại địa chỉ khác.

+   Mỗi cá nhân chỉ được đứng tên đại diện thành lập một hộ kinh doanh.

+   Khả năng huy động vốn bị hạn chế. Hộ kinh doanh chỉ có thể huy đông vốn bằng hình thức vay vốn.

+   Chế độ thuế, kế toán phức tạp và mức thuế thu nhập doanh nghiệp cao (thường là 25% lợi nhuận)

+   Thường phải đáp ứng các điều kiện lao động, về bảo hiểm xã hội cho người lao động chặt chẽ và đầy đủ hơn so với loại hình Hộ kinh doanh.

 

Trên đây là các thông tin KNA cung cấp cho Quý khách hàng, để biết thêm chi tiết Quý khách vui lòng liên hệ KNA để được hướng dẫn cụ thể hơn.

Trân trọng.

 

Nếu bạn cần thêm thông tin để biết công ty chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về những vấn đề liên quan, xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến số: 0903025736 – 0988 026 027 hoặc điền vào form dưới đây.

Scroll to Top