MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH THỦ TỤC TÁCH DOANH NGHIỆP

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý KHI TIẾN HÀNH THỦ TỤC TÁCH DOANH NGHIỆP

[Một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành thủ tục tách doanh nghiệp]

Tách doanh nghiệp là hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Vậy khi tách doanh nghiệp cần lưu ý những vấn đề gì?

  1. Thế nào là tách doanh nghiệp?

Tách doanh nghiệp là một hình thức tổ chức lại doanh nghiệp. Theo đó, một doanh nghiệp (doanh nghiệp bị tách) có thể sử dụng một phần tài sản, quyền và nghĩa vụ hiện có để tách thành một hay nhiều doanh nghiệp mới (doanh nghiệp được tách) nhưng không chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp bị tách.

  1. Loại hình doanh nghiệp có thể tách doanh nghiệp

Do tính chất chịu trách nhiệm với tài sản của doanh nghiệp là khác nhau, do đó không phải loại hình doanh nghiệp nào cũng được phép thực hiện hoạt động tách doanh nghiệp. Theo Khoản 1 Điều 199 Luật Doanh nghiệp 2020 chỉ có công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn được thực hiện hoạt động này.

  1. Nghĩa vụ của doanh nghiệp tách doanh nghiệp

Doanh nghiệp thực hiện việc tách doanh nghiệp thì cần thiết phải thực hiện các nghĩa vụ sau đây:

  • Gửi Nghị quyết tách doanh nghiệp cho tất cả chủ nợ và người lao động về việc tách doanh nghiệp trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày thông qua nghị quyết tách doanh nghiệp của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần hoặc Hội đồng thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên.
  • Doanh nghiệp bị tách và doanh nghiệp được tách phải cùng nhau liên đới chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ, hợp đồng lao động, nghĩa vụ tài chính khác của doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp bị tách, doanh nghiệp mới thành lập, chủ nợ, khách hàng và người lao động của doanh nghiệp bị tách có thỏa thuận khác.
  • Doanh nghiệp bị tách phải đăng ký thay đổi vốn điều lệ. Đồng thời, thay đổi số lượng cổ phần của doanh nghiệp đối với công ty cổ phần; số lượng thành viên tương ứng với phần vốn góp và số lượng thành viên giảm xuống đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên.
  • Đăng ký thành lập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp mới hình thành sau tách doanh nghiệp.

Trên đây là một số vấn đề cần lưu ý khi tiến hành thủ tục tách doanh nghiệp. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào cần được giải đáp liên quan đến nội dung này, Quý khách hàng vui lòng liên hệ KNALaw để được tư vấn.

 

 

Nếu bạn cần thêm thông tin để biết công ty chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về những vấn đề liên quan, xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến số: 0903025736 – 0988 026 027 hoặc điền vào form dưới đây.

Scroll to Top