RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN BÍ MẬT KINH DOANH, BÍ MẬT CÔNG NGHỆ TRONG QUAN HỆ VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN BÍ MẬT KINH DOANH, BÍ MẬT CÔNG NGHỆ TRONG QUAN HỆ VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN BÍ MẬT KINH DOANH, BÍ MẬT CÔNG NGHỆ TRONG QUAN HỆ VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG

Bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ có thể giúp một doanh nghiệp có được và duy trì lợi thế cạnh tranh trên thị trường với các doanh nghiệp còn lại trong cùng lĩnh vực hoạt động kinh doanh. Do đó, người nắm giữ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp thường là những người chủ sở hữu, người điều hành và lãnh đạo cấp cao của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, một số người lao động ở vị trí công việc khác của doanh nghiệp đôi khi cũng cần được tiếp cận với bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ để phục vụ cho việc thực hiện công việc theo hợp đồng lao động. Chính vì thế, nhiều doanh nghiệp lo lắng về rủi ro bị rò rỉ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ do người lao động tiết lộ trong thời gian họ đang làm việc tại doanh nghiệp hoặc sau khi hai bên đã chấm dứt quan hệ lao động. 

1. Nhận diện rủi ro:

Thực tế cho thấy lo lắng trên của doanh nghiệp là có cơ sở vì đã có không ít các doanh nghiệp phải gánh chịu thiệt hại khi bị người lao động vô tình hoặc cố ý tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ mà không có căn cứ và biện pháp hiệu quả để ngăn chặn và xử lý hành vi vi phạm. Ảnh hưởng của việc bị rò rỉ các thông tin quan trọng này đối với doanh nghiệp là làm giảm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường, mất khách hàng và thị phần về phía đối thủ, theo đó gây ra những thiệt hại lớn và lâu dài, khó có thể khắc phục nhanh chóng. 

2. Giải pháp:

Để hạn chế rủi ro người lao động tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ và thiệt hại từ hành vi này, doanh nghiệp cần kết hợp các biện pháp ở nhiều phương diện như tổ chức, quản trị, đào tạo, công nghệ và pháp lý. 

  • Về mặt tổ chức: Quản trị và đào tạo, doanh nghiệp cần xác định cụ thể những đối tượng được tiếp cận, mức độ tiếp cận, các yêu cầu khi sử dụng bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp và định kỳ phổ biến, nhắc nhở người lao động về các yêu cầu này. 
  • Về công nghệ: Doanh nghiệp có thể ứng dụng công nghệ để kiểm soát quá trình tiếp cận và sử dụng, hạn chế việc sao chép, mang dữ liệu bí mật ra ngoài doanh nghiệp,…
  • Về pháp lý: Doanh nghiệp cần tìm hiểu và vận dụng các quy định pháp luật hiện hành để soạn thảo các thoả thuận hoặc văn bản nội bộ quy định chặt chẽ về việc tiếp cận, sử dụng, bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, trách nhiệm khi vi phạm và trao đổi rõ ràng với người lao động để người lao động có ý thức hơn trong việc bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp.
    1. Khoản 1 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH có quy định: “Khi người lao động làm việc có liên quan trực tiếp đến bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động có quyền thỏa thuận với người lao động về nội dung bảo vệ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ trong hợp đồng lao động hoặc bằng văn bản khác theo quy định của pháp luật.”
    2. Theo đó, thỏa thuận bảo mật giữa doanh nghiệp và người lao động hiện có thể thực hiện dưới 3 hình thức như sau:

                 Hình thức 1: Thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc một phụ lục hợp đồng kèm theo hợp đồng lao động: Các bên thỏa thuận về điều khoản bảo mật ngay trong hợp đồng từ khi bắt đầu quan hệ lao động, hoặc trong quá trình làm việc, các bên phát sinh công việc cần thiết phải bảo mật thông tin thì tiến hành ký kết thêm một phụ lục hợp đồng nữa. Khi thỏa thuận theo hình thức này, rủi ro lớn cho doanh nghiệp là sau khi hợp đồng lao động và phụ lục hợp đồng chấm dứt, điều khoản thỏa thuận bảo mật thông tin cũng sẽ chấm dứt hiệu lực, do đó doanh nghiệp khó có thể áp dụng nội quy lao động để xử lý hành vi tiết lộ bí mật sau khi đã nghỉ việc của người lao động. 

              Hình thức 2: Văn bản thỏa thuận bảo mật thông tin độc lập: Các doanh nghiệp lớn và tập đoàn thường có một quy chế về bảo mật thông tin riêng. Kể cả khi có hay không có quan hệ lao động, thì với hình thức này, một cá nhân đã được quyền tiếp cận bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp thì cũng có nghĩa vụ bảo mật, không tiết lộ các thông tin được tiếp cận ra bên ngoài. Thêm vào đó, để ngăn chặn việc người lao động vô tình hay cố ý tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ của doanh nghiệp sau khi nghỉ việc, các điều khoản của thỏa thuận bảo ian nhất định (thông thường là 01 năm, hoặc có thể hơn tùy vào đánh giá trong từng trường hợp cụ thể) kể từ khi mối quan hệ lao động giữa doanh nghiệp và người lao đồng chấm dứt. Như vậy, khi hợp đồng lao động chấm dứt, văn bản đó vẫn có thể còn hiệu lực tuỳ vào thoả thuận giữa hai bên.

               Tuy nhiên, doanh nghiệp cũng cần lưu ý quy định tại điểm a khoản 3 Điều 4 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH, trong giai đoạn còn là nhân viên thì doanh nghiệp phải tiến hành xử lý kỷ luật hoặc yêu cầu bồi thường theo quy trình tại Điều 130 Bộ luật Lao động 2019. Chỉ sau khi chấm dứt hợp đồng lao động thì mới xử lý theo quy định của pháp luật dân sự và theo thỏa thuận (thỏa thuận phải tuân thủ quy định pháp luật có liên quan). 

                 Hình thức 3: Quy định về việc bảo mật thông tin trong Nội quy lao động: Tại Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nội quy lao động, nghĩa vụ bảo mật thông tin không phải là một quy định bắt buộc, nhưng doanh nghiệp có thể đưa nghĩa vụ này trở thành một hành vi vi phạm kỉ luật và áp dụng biện pháp xử lý kỷ luật đối với hành vi này. Việc quy định rõ về hành vi vi phạm nghĩa vụ bảo mật thông tin trong nội quy lao động sẽ giúp doanh nghiệp tự bảo vệ quyền và nghĩa vụ hợp pháp của mình. 

Với 03 hình thức thỏa thuận bảo mật trên, doanh nghiệp có thể xem xét kết hợp hai hình thức là ký kết văn bản thỏa thuận bảo mật thông tin độc lập và quy định về việc bảo mật thông tin trong nội quy lao động, để có căn cứ xử lý, tránh các vướng mắc, khó khăn trong quá trình giải quyết các tranh chấp về nghĩa vụ này xảy ra trong và sau quá trình thực hiện hợp đồng lao động.

Nếu quý khách hàng có nhu cầu tư vấn, soạn thảo các văn bản pháp lý quy định về bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ thì vui lòng liên hệ với KNALaw để được hỗ trợ một cách tối ưu nhất.

TƯ VẤN LAO ĐỘNG

KNALaw sẵn sàng đồng hành hỗ trợ cùng Quý khách hàng mọi lúc – mọi nơi – mọi tình huống một cách an toàn tối ưu nhất.

Nếu bạn cần thêm thông tin để biết công ty chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về những vấn đề liên quan, xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến số: 0903025736 – 0988 026 027 hoặc điền vào form dưới đây.

Scroll to Top