RỦI RO VỀ THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP

RỦI RO VỀ THƯƠNG HIỆU CỦA DOANH NGHIỆP

Thương hiệu được hiểu là tổng hợp tất cả các yếu tố vật chất, thẩm mỹ, xúc cảm của một sản phẩm/dịch vụ. Dưới góc độ pháp luật thì thương hiệu có thể được hiểu là một thuật ngữ để chỉ chung các đối tượng sở hữu trí tuệ được bảo hộ như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý,… Thương hiệu là tài sản đặc biệt và vô giá đối với doanh nghiệp.

Đây cũng là một lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp. Thông qua nhãn hiệu/logo của sản phẩm, khách hàng có thể xác định được nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm và đánh giá sơ bộ được chất lượng sản phẩm. Vì lẽ đó, thương hiệu gây ảnh hưởng rất lớn đến quyết định, lựa chọn của khách hàng, đối tác và nhà đầu tư.

Rủi ro thương hiệu là những rủi ro liên quan đến hình ảnh, uy tín của thương hiệu gây tổn thất, thiệt hại về giá trị do sự thay đổi quan niệm của khách hàng về bản thân doanh nghiệp. Sự thay đổi này có thể ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh, doanh thu của doanh nghiệp.

Tuy nhiên, phần lớn doanh nghiệp vẫn chưa nhìn nhận được đầy đủ tầm quan trọng của việc bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp.

TÌNH HUỐNG CỤ THỂ

Trường hợp 1: Mì Hảo Hảo và Mì Hảo Hạng, trường hợp nhầm lẫn giữa thương hiệu “Asano” và “Asanzo”,…

Năm 2000, Vina Acecook tung ra sản phẩm Mì Hảo Hảo có bao bì là dòng chữ Hảo Hảo và hình ảnh tô mì với 2 con tôm. Sản phẩm này vô cùng quen thuộc đối với người tiêu dùng Việt Nam và chiếm gần 60% doanh thu hàng năm của Vina Acecook.

Đến năm 2015, Asia Food tung ra sản phẩm Mì Hảo Hạng có bao bì tương tự như Mì Hảo Hảo và cạnh tranh trực tiếp với Mì Hảo Hảo.

Nguồn:phaply.net.vn

Trường hợp 2: Võng xếp Duy Lợi từng bị cấm nhập khẩu, bán sản phẩm trên 112 quốc gia thành viên của Hiệp hội sáng chế Quốc tế vì lý do xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp. Cụ thể, vào tháng 9/2001, Công ty Võng xếp Duy Lợi có xuất mẫu một đơn hàng vào thị trường Mỹ để quảng bá và thăm dò thị trường, dù sản phẩm được ưa chuộng và đón nhận ở Mỹ nhưng sau đơn hàng đầu tiên thì Võng xếp Duy Lợi không thể xuất thêm được đơn hàng nào khác. Đối thủ của Võng xếp Duy Lợi đã nhanh tay đăng ký bằng sáng chế ở Mỹ đối với võng xếp có kiểu dáng giống võng xếp Duy Lợi. Chính bằng sáng chế này đã khóa kín cánh cửa thị trường Mỹ với võng xếp Duy Lợi.

Nguồn: vnexpress.net

KẾT LUẬN

Theo đó có thể thấy rằng, việc bảo vệ thương hiệu của doanh nghiệp là vô cùng cần thiết. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp sẽ mang đến cho doanh nghiệp sự độc quyền sử dụng nhãn hiệu qua đó giúp doanh nghiệp bảo vệ, ngăn chặn được các hành vi cạnh tranh không lành mạnh từ đối thủ như việc đối thủ sử dụng nhãn hiệu để gây nhầm lẫn hoặc thu lợi bất chính từ nhãn hiệu của doanh nghiệp hay gây ảnh hưởng uy tín, hình ảnh của doanh nghiệp khi tung ra các sản phẩm giả, kém chất lượng.

Đăng ký bảo hộ cũng giúp doanh nghiệp bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình trước các hành vi sử dụng thương hiệu/nhãn hiệu trái phép.

Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng có thể chuyển giao quyền sử dụng (li-xăng) nhãn hiệu hoặc nhượng quyền thương mại (franchise) nhãn hiệu được bảo hộ để tạo ra thêm doanh thu. Một nhãn hiệu được bảo hộ có uy tín đối với khách hàng cũng có thể được sử dụng để huy động vốn từ các tổ chức tài chính như ngân hàng hoặc các quỹ đầu tư mạo hiểm – những tổ chức này ngày càng hiểu rõ tầm quan trọng của nhãn hiệu đối với sự thành công của doanh nghiệp.

Nếu bạn cần thêm thông tin để biết công ty chúng tôi có thể hỗ trợ bạn về những vấn đề liên quan, xin vui lòng liên hệ trực tiếp đến số: 0903025736 – 0988 026 027 hoặc điền vào form dưới đây.

Scroll to Top